Translate

SỢ MANG THEO CÂU HÁT XUỐNG MỒĐã 90 tuổi và l tcbs

【tcbs】Hồi sinh tập tục vùng cao Quảng Trị: 'Chìa khóa' mở cửa du lịch

SỢ MANG THEO CÂU HÁT XUỐNG MỒ

Đã 90 tuổi và là người hiếm hoi ở huyện miền núi Hướng Hóa biết chế tác khèn bè,ồisinhtậptụcvùngcaoQuảngTrịChìakhóamởcửadulịtcbs biết đánh chiêng, đánh cồng bài bản, đến nay ông Hồ Pen, ở xã Lìa, vẫn loay hoay chưa tìm được truyền nhân. Người trẻ hơn, ông Hồ Văn Hồi (50 tuổi), nghệ nhân dệt thổ cẩm và chơi giỏi nhiều nhạc cụ dân tộc, sống ở khóm 6, TT.Khe Sanh (H.Hướng Hóa) cũng có lý do để sốt sắng chia sẻ ngón nghề mỗi khi có cơ hội.

Hồi sinh tập tục vùng cao Quảng Trị: 'Chìa khóa' mở cửa du lịch - Ảnh 1.

Không dễ để tìm người truyền dạy cách chơi nhạc cụ, hát dân ca truyền thống của người vùng cao

THANH LỘC

Bà Nguyễn Thị Huyền, Trưởng phòng VH-TT H.Hướng Hóa, nhận thấy rõ nỗi lo này của những người dân tộc thiểu số cao niên sau những lần đi cơ sở. Trò chuyện với họ, bà Huyền biết hơn ai hết họ rất sợ đánh mất bản sắc dân tộc mình. Sợ, nhưng họ không biết phải làm sao, bởi lứa trẻ chẳng mấy mặn mà. Họ lo lúc chết sẽ mang luôn những câu chuyện cũ về lễ hội truyền thống, những ngón đàn, những tiếng sáo, những câu hát… xuống mồ.

Việc phục dựng, bảo tồn nguyên bản những tập tục tốt đẹp của người vùng cao Quảng Trị cần khá nhiều kinh phí. Ở H.Hướng Hóa, những năm gần đây đã phục dựng được không ít lễ hội của người Vân Kiều -Pa Kô, tổ chức nhiều lớp tập huấn, nhờ các địa phương khéo "liệu cơm gắp mắm" và có Chương trình mục tiêu quốc gia về miền núi và dân tộc thiểu số tiếp sức.

Nhưng để hồi sinh những giá trị văn hóa đã mai một, tiền chưa hẳn là tất cả. "Muốn phục dựng nguyên bản một lễ hội, chúng tôi phải lang thang khắp các bản làng, tìm những người còn nhớ chuyện ngày cũ. Muốn mở lớp tập huấn, chúng tôi cũng phải đi tìm các nghệ nhân, thuyết phục họ đứng lớp. Vấn đề là hầu hết họ đã già, nhớ nhớ quên quên, nếu còn minh mẫn thì cũng chưa có kỹ năng truyền dạy. Do đó vấn đề con người luôn làm chúng tôi đau đầu", bà Huyền chia sẻ.

Tìm được người có thể đứng lớp dạy đánh chiêng, thổi khèn, hát dân ca truyền thống... đã khó, tìm người thực sự muốn học lại càng khó hơn. "Vậy nên chúng tôi vừa phải gìn giữ những "báu vật sống" như ông Pen, ông Hồi, vừa phải đi tìm những hạt nhân mới, khơi dậy tình yêu bản sắc văn hóa của dân tộc", bà Huyền nhấn mạnh.

Hồi sinh tập tục vùng cao Quảng Trị: 'Chìa khóa' mở cửa du lịch - Ảnh 2.
Hồi sinh tập tục vùng cao Quảng Trị: 'Chìa khóa' mở cửa du lịch - Ảnh 3.

Giữ được văn hóa truyền thống là tạo cơ hội cho du lịch vùng cao Quảng Trị khởi sắc

DỰNG LẠI NHỮNG BẢN LÀNG XƯA

Huyện miền núi Hướng Hóa có hơn 50% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, nên chính quyền huyện đã ban hành nghị quyết chuyên đề bảo tồn văn hóa dân tộc. Các kế hoạch công tác cũng đã triển khai, nhiều giải pháp bảo tồn giao Phòng VH-TT thực hiện. Nhiều người tin với việc bảo tồn văn hóa truyền thống thì du lịch của huyện vùng cao có cơ hội khởi sắc. Khi gắn kết bảo tồn văn hóa với phát triển du lịch, cộng đồng sẽ hưởng lợi lâu dài với sinh kế mới được tạo ra cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Phục dựng lễ mừng lúa mới, mở lớp tập huấn cồng chiêng, hoàn tất các tập sách ảnh, tài liệu, clip về văn hóa người Pa Kô - Vân Kiều, vận động thành lập các CLB di sản ở khắp làng bản... là những việc ngành văn hóa của huyện vùng cao này theo đuổi nhiều năm qua. Nhưng ước mơ lớn vẫn chưa thực hiện được: xây dựng lại nguyên bản bản làng truyền thống của người Vân Kiều, Pa Kô cổ xưa. Đó phải là bản làng có địa thế đẹp, có hệ thống nhà sàn kết cấu gần như nguyên thủy, có những người dân chất phác đúng nghĩa và đang gìn giữ tốt bản sắc văn hóa. "Hiện chúng tôi chỉ mới đang ở bước khảo sát và đã chọn ra một vài nơi như bản Ka Tăng (TT.Lao Bảo), khóm 6 (TT.Khe Sanh), bản Chênh Vênh (xã Hướng Phùng) và bản Trỉa (xã Hướng Sơn)", bà Huyền nói.

Rất nhiều kỳ vọng dành cho những bản làng vốn dĩ đã khuất lấp theo thời gian. Sau khi dựng lại một mô hình làng bản đúng chuẩn, những tập tục, lễ hội truyền thống cũng sẽ hồi sinh, mời du khách đến thưởng lãm. "Chúng tôi sẽ giúp bà con làm du lịch bằng chính nơi mình đang sống. Còn bà con chỉ cần tái hiện những hoạt động truyền thống như lễ ma chay, cưới hỏi, cúng bái và những lễ hội lớn. Từ bản làng bé nhỏ này, những tập tục tốt đẹp của người Vân Kiều, Pa Kô sẽ vang xa, được nhiều người biết tới", bà Huyền thổ lộ. 

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap